ĐHY Reinhard Marx: "Tinh thần Phúc Âm không chống lại ai mang lại lợi ích cho mọi người" - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
15 tháng 1, 2016

ĐHY Reinhard Marx: "Tinh thần Phúc Âm không chống lại ai mang lại lợi ích cho mọi người"

#TNCG: Chiều hôm qua 14.01 ĐHY Reinhard Marx đã đến Giáo tỉnh Sài Gòn và thánh lễ đầu tiên được cử hành tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn vào lúc 17h. Theo lịch trình ngài sẽ đến thăm giáo phận Vinh nhưng đã bị hủy bỏ vì "lý do an ninh". TNCG xin được giới thiệu bài giảng của ĐHY Marx. Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Latinh và giảng lễ ngài giảng bằng tiếng Đức, đảm nhận phiên dịch là một giáo dân người Việt hiện sinh sống tại Đức.
 
Anh chị em thân mến,

Cộng đồng Kitô Giáo trên toàn thế giới có 1,2 tỉ người. Cái con số lớn này của tín hữu Kitô không nói gì nhiều hơn về sức mạnh của lòng tin của những người theo Kitô Giáo. Nhà thờ Công giáo có mặt ở khắp nơi, có từng mọi nền văn hóa, và từng dân tộc. Nhưng chúng ta có một nghĩa vụ phải đổi mới, tinh thần đổi mới này đã được Đức Thánh Cha nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Và đó là mục tiêu phấn đấu của chúng ta. Bất kể Giáo hội ở Đức, ở Mỹ hay ở Việt Nam, chúng ta phải có tinh thần hỗ trợ lẫn nhau trong tinh thần của Đức Thánh Cha đã nói.

Những người trong Giáo hội phải chia sẻ những nỗi lo, những niềm đau đớn của các Giám mục khác trên toàn thế giới này. Đó là tinh thần tương trợ lẫn nhau, và đó cũng là lý do lần này tôi và đoàn của tôi sang thăm Việt Nam.

Trong vòng thời gian rất ngắn, tôi muốn gặp các Giám mục, muốn gặp các tu sĩ, muốn gặp giáo dân ở đây để biết họ có những suy nghĩ gì, có những vấn đề gì, trong cuộc sống bình thường của họ, trong lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị họ làm những việc gì.

Để tiếp tục bước chân trên con đường của mình muốn, chúng ta phải ngày ngày nhìn vào Kinh Thánh, ta đọc trong đó Chúa muốn chúng ta tâm niệm, và chúng ta hình dung ra Chúa nói gì, nghĩ gì với chúng ta trong từng hoạt động của Giáo hội.

Hôm nay tôi muốn nhấn mạnh hai khía cạnh và hai đoạn trong Kinh Thánh trong các bài đọc hôm nay. Chúng ta đã được nghe trong cuốn sách Samuel khi con dân của Chúa cách đây 3000 năm đã chịu đựng thất bại vô cùng đau đớn.

Chúng ta đã biết về sự kiện người Philitinh trong trận chiến đấu này, người ta đã đem cả Hòm Bia Giao Ước của Chúa, điều răn của Chúa được ghi lại trong đó với niềm hi vọng khi có Hòm Bia của Chúa nhất định người ta sẽ chiến thắng. Ngay cả quân thù của Israel cũng phải hoảng sợ vì họ nghĩ rằng Chúa đứng ở phía bên kia. Người Israel, đất nước Israel và ngay chúng ta cũng phải tâm niệm một điều rằng những gì chúng ta nhìn thấy trên thế giới, nhìn thấy nó, và đang xảy ra không nhất thiết phải là cái trong mắt Chúa nó có ý nghĩa. Vấn đề là chúng ta phải nhận ra những chỉ dấu của sự kiện đó. Muốn hiểu được chỉ dấu đó chúng ta phải tâm niệm một điều là Chúa muốn gì chứ đừng tâm niệm cái mà hiện nay chúng ta cần gì.

Chắc gì Chúa muốn sức mạnh quân sự và chiến thắng bởi sức mạnh quân sự. Chắc gì Chúa muốn hòa đồng vào ý tưởng của những người mà hiện đang trong giờ phút ấy đang hưởng sự tối cao về chính trị hay về kinh tế.

Chúa nhìn các điều đó bằng con mắt khác hẳn, đó là con mắt của Chúa Giêsu Narazeth. Chỉ khi chúng ta hòa làm thành một với Chúa, chúng ta nghe lời Chúa, chúng ta hiểu thông điệp của Người muốn gì ở chúng ta, đó là điều phải tâm niệm hàng ngày. Nhiệm vụ của chúng ta là cố gắng hiểu được những ý nghĩa những chỉ dấu mà chúng ta trải nghiệm hàng ngày. Dưới sự hỗ trợ của sách Phúc Âm, chúng ta sẽ hiểu được những chỉ dấu đó.

Trong sách Phúc Âm có thể hiểu được một phần nào đó khi kể về hành vi của Người. Một người bị bệnh phong muốn đến với Chúa và được làm sạch. Những người bệnh phong cần được chữa lành. Họ chính là những người phải sống một nơi tách biệt và bị gạt ra lề. Khi một người mạnh khỏe muốn tiến về người mắc bệnh phong thì từ xa người bệnh phong phải la lên ông ơi không được lại gần, không trong sạch, không trong sạch. Nhưng Chúa Giêsu đã tiến lại gần và chạm tay vào người bệnh phong đó. Và Chúa Giê su đã nói: “Ta muốn điều đó, và hãy trở nên trong sạch đi’’.

Trong cặp mắt của người khác thì với sự chạm vào người bị bệnh phong này thì Chúa Giêsu trở thành một người không sạch. Những người biết điều đó thì những ai chạm vào người bệnh phong này thì bản thân người ấy sẽ gặp nhiều khó khăn.

Và chúng ta thấy trong sách Phúc Âm có một câu chuyện mà được loan báo khắp nơi, sau cái lần chạm tay đó, Chúa Giê su phải lánh đi nơi khác để tránh những người xung quanh nhìn vào và nói đây là người không sạch, chúng ta không được chạm vào. Nhưng chính Đức tin của người bệnh phong cho chúng ta thấy tình yêu thương đã vượt khỏi biên giới, vượt khỏi bức tường ngăn cản để cho con người có sự khởi đầu mới. Và tình yêu thương đó rất là cụ thể, đó chính là Đức Giê su Ki tô.

Qua câu chuyện tưởng chừng như rất là nhỏ này, chúng ta nhận ra một điều, đó là cuộc sống mới đầy rẫy trên trái đất này thông qua Chúa Giêsu. Và chúng ta nhận ra thông qua một hành vi của Chúa Giêsu là một dấu ấn, dấu ấn cho cả cuộc sống, cho cả nền văn hóa nhân loại. Chúa Giêsu không phải là triết gia, không làm nên quân sự cũng không phải làm nên ngôn ngữ. Chúa Giêsu đặt ra một chỉ dấu, chỉ dấu đó tác động đến mọi người vượt qua một giới hạn nào đó để chúng ta xây dựng thế giới này theo lý tưởng của chúng ta.

Đó là ý nghĩa mà Đức Thánh Cha động viên chúng ta hãy tìm điểm giới hạn của chính mình để tiến sát giới hạn đó. Với cặp mắt của người ốm đau, nghèo khó hoặc những người bệnh phong, chúng ta sẽ nhận ra được cái gì là quan trọng nhất trong cuộc đời này. Đó chính là thông điệp mà Giáo hội muốn đưa vào xã hội dù xã hội đó là ở Đức, ở Mỹ hay ở Việt Nam. Và đó chính là ý nghĩa tại sao chúng ta cần một sự tự do tôn giáo để sống trong tinh thần Phúc Âm, để tất cả mọi người đều biết ai cũng nhận ra được chỉ dấu trong sách Phúc Âm vậy.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo hội Công Giáo chúng ta ngày càng mãnh mẽ hơn trong tương lai gần tới. Tinh thần sách Phúc Âm không chống lại ai cả, mà là đem lại cái lợi cho tất cả mọi người trong cuộc sống này.

Anh chị em rất thân mến, bài đọc ngày hôm nay cho thấy Chúa ở trong chúng ta, đi cùng chúng ta với tiếng nói của người. Chúng ta không hề tốt hơn người phong chút nào cả và cũng không đứng trên những người bệnh phong mà làm sao chúng ta tiến lại gần Chúa hơn. Vậy chúng ta hãy hân hoan và tin tưởng rằng Chúa nói với từng người trong chúng ta ngày hôm nay ‘’Ta muốn như thế, hãy sẵn sàng đi”. Amen !
ĐHY Reinhard Marx: "Tinh thần Phúc Âm không chống lại ai mang lại lợi ích cho mọi người" Reviewed by Phụng Thiên on 1/15/2016 Rating: 5 #TNCG: Chiều hôm qua 14.01 ĐHY Reinhard Marx đã đến Giáo tỉnh Sài Gòn và thánh lễ đầu tiên được cử hành tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn vào l...

Không có nhận xét nào: