Tại Sao Kitô Giáo Phát Triển Nhanh Chóng Ở Trung Quốc? - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
2 tháng 9, 2015

Tại Sao Kitô Giáo Phát Triển Nhanh Chóng Ở Trung Quốc?

Thái Hà (01.9.2015) - Hãng tin CNA dẫn lời một nhà xã hội học nhận định, Kitô giáo đang phát triển và ngày càng lan rộng ở Trung Quốc, với một tốc độ ấn tượng là 7% mỗi năm, và đã có gần 100 triệu Kitô hữu ước tính đang sinh sống và làm việc tại đây.

Theo như thông tin từ nhà xã hội học nổi tiếng Rodney Stark, đồng tác giả cùng với Xiuhua Wang, trong tác phẩm ra mắt năm 2015 "A Star in the East: The Rise of Christianity in China"(Ngôi sao ở phương Đông: sự tăng trưởng của Kitô giáo ở Trung Quốc). Stark tự xem mình như một nhà sử học xã hội và hiện tại là đồng giám đốc của Viện Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học Baylor.

Stark và Wang ước tính rằng trong năm 1980, đã có 10 triệu Kitô hữu ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và trong năm 2007 con số này đã lên tới 60 triệu người. Những con số này nâng tỷ lệ tăng trưởng hàng năm lên thành 7% - điều này có nghĩa rằng trong năm ngoái, đã có gần 100 triệu Kitô hữu ước tính đang sinh sống và làm việc ở Trung Quốc.

Các tôn giáo truyền thống ở Đông Á ‘không còn phù hợp’

Họ cho rằng tình trạng tăng vọt số lượng tín hữu này ở Trung Quốc được thúc đẩy bởi sự chuyển hóa của một lớp người có tri thức cao hơn, những con người đang trải qua "sự xung đột văn hóa" giữa một bên là văn hóa truyền thống châu Á, và còn lại là nền hiện đại công nghiệp-kĩ nghệ, mà kết quả sau cùng là một tâm hồn thiếu thốn, khô cằn, và khi đó Kitô giáo có thể trở thành một hướng đi mới cho tất cả.

Stark nói với CNA hôm 14/8, các nhà trí thức của Trung Quốc “rất chắc chắn trong việc nhìn sang các nước phương Tây, để thấy và hiểu thế giới mà họ đang sống ... và họ cũng quả quyết theo lập luận của tôi rằng các tôn giáo phương Đông không phù hợp với thế giới hiện đại mà họ đang vật lộn, và rằng họ cần phải nhìn sang phương Tây để tìm thấy những triết lý và tôn giáo mới. Điều này thật sự tuyệt vời. "

Các tôn giáo ở phương Đông, điển hình như Lão giáo, Khổng giáo và Phật giáo, Stark tiếp tục, “đều đi ngược lại quá trình phát triển; tất cả đều tuyên bố rằng thế giới đang dần xuống dốc từ một quá khứ vinh quang, và rằng chúng ta nên ngoái lại về phía sau, chứ không phải nhìn về phía trước. Không ai trong số họ thừa nhận rằng chúng ta có thể thấu triệt mọi thứ về vũ trụ - đó là điều chúng ta phải suy gẫm, không phải thứ để thử nghiệm rồi đưa ra một đống giả thuyết về nó, như các nhà vật lý và hóa học đã và đang làm. Và điều đó không phù hợp với một thế giới mà trong đó những con người Trung Quốc hiện đại đang sinh sống, một thế giới đang và sẽ xoay vần xung quanh họ."

"Nền xã hội công nghiệp, và tất cả các nền tảng khoa học đằng sau, không thích hợp với những hệ thống quan điểm tôn giáo đó," Stark phản ánh.

"Nhưng câu hỏi về ý nghĩa của thế giới này, và cuộc sống của loài người trên trái đất này, vẫn còn tồn tại - và vì thế, điều đó trở thành một điểm bật chính yếu của Hội Thánh Kitô giáo Trung Quốc, và nó cũng giải thích lý do tại sao những con người học thức của Trung Quốc là những người thích hợp nhất để gia nhập Kitô giáo. "

Các “quá trình chuyển hóa vô hình”

Ông cho biết thêm, sự lan rộng của Kitô giáo ở Trung Quốc vẫn luôn diễn ra, cho dù trong có ở “khoảng thời gian tồi tệ nhất của chính sách đàn áp ở Trung Quốc" dưới cuộc cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông thập niên 1960 và 70, bởi vì "quá trình chuyển hóa này là vô hình; chính phủ không thể nhìn thấy nó được."

Theo lời của Stark, việc chuyển đổi tôn giáo xảy ra chủ yếu thông qua các mạng xã hội, và vì thế nó là trở nên "vô hình" trước các quan chức chính phủ. Ông cho rằng những người Trung Quốc đang sống ở khu vực nông thôn có nhiều khả năng gia nhập Kitô giáo hơn so với người dân thành phố, bởi vì các mối liên hệ xã hội giữa họ mạnh mẽ hơn, và do đó Kitô giáo có thể được lan truyền một cách dễ dàng hơn.

Các cuộc họp lều tụ tập Kitô hữu (Revivalist tent meetings), ông nói thêm, "không thực sự là hình thức chủ yếu của sự phát triển này... Người dân họ quy tụ và hoạt động cùng nhau trong một cách thức thân mật và lặng lẽ hơn nhiều."

Các nhà truyền đạo Công giáo đã có mặt ở Trung Quốc kể từ thời dòng Tên thế kỷ thứ 16, và vào năm 1949 - khi lực lượng cộng sản đã đạt được quyền kiểm soát toàn bộ đại lục - đã tồn tại một nhóm khoảng 5.700 nhà truyền Giáo Công giáo từ nước ngoài, và tổng số lại có gần 3,3 triệu người Công giáo lúc bấy giờ.

Chính quyền cộng sản Trung Quốc đã trục xuất các nhà truyền giáo ngoại quốc, và sau đó thành lập “Hiệp hội Công giáo Trung Quốc Yêu Nước," một Giáo Hội Công giáo do chính phủ kiểm soát. Điều này đã và đang tồn tại đối lập với Giáo Hội 'ngầm' đang bị chèn ép dữ dội cũng như việc đề cử các giám mục trong giáo hội này thường không được chính quyền Trung Quốc công nhận.

Tuy nhiên, Stark đã ghi nhận rằng việc tấn phong cha Joseph Zhang làm Giám mục Phụ tá Weihui ngày 4/8 là "tin tức trọng yếu nhất, từ quan điểm Công giáo, đánh dấu sự trưởng thành của Hội Thánh tại Trung Quốc sau một quãng thời gian dài."

Đức Giám Mục Zhang đã được cả chính phủ Trung Quốc và Tòa Thánh Roma công nhận - việc bổ nhiệm các giám mục vốn đã là vấn đề cạnh tranh gay gắt giữ hai bên trong suốt 60 năm qua, nên thỏa thuận của họ cho tới bây giờ là mở cửa đôi chút cho Hội Thánh Công giáo.

"Đó là một thỏa thuận rất có ý nghĩa", Stark nói, "bởi vì vấn đề nền tảng của của cuộc đàn áp Kitô giáo từ những năm 1950: đó là chính phủ bác bỏ sự dính líu của bất cứ tôn giáo nào có mối liên kết với nước ngoài; những người Tin Lành tất nhiên có thể và đã chấp nhận điều đó rất dễ dàng, nhưng đối với người Công giáo thì không có chuyện bác bỏ Rôma, mặc dù một số các giám mục Công giáo, ít nhất đã giả vờ chấp nhận điều đó - mặc dù vẫn không rõ ràng rằng họ thực sự đã làm hay không ... Tôi nghĩ rằng đây là một mẩu tin rất, rất đắt."

Cuộc tấn phong giám mục Thaddeus Ma Daqin vào tháng 7/2012 là cuộc tấn phong cuối cùng, trước cuộc tấn phong Đức Giám mục Zhang, đã dẫn đến tình trạng băng giá giữa Vatican và Trung Quốc. ĐGM Ma từng là thành viên của Hiệp hội Yêu nước. Ngài đã công bố rời khỏi hội ngay sau khi thánh lễ tấn phong của mình. Cuối cùng, Đức cha đã bị chính phủ bắt giam trong tù.

Stark cho rằng, bởi thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Rôma về việc đề cử Đức Giám mục Zhang, thì "cho tới thời điểm hiện tại, không có lý do gì mà người Công giáo phải sinh sống chui nhủi dưới mọi hình thức nữa; bây giờ tất cả họ đều có quyền trở thành một phần của Giáo Hội công khai."

"Thực tế rằng hầu hết mọi người Công giáo, kể cả những người Công Giáo Ái Quốc, đều là những người Công Giáo đích thực, họ chỉ giả vờ “ái quốc” mà thôi. Tôi muốn nói rõ ở đây rằng từ trước tới nay đã có rất nhiều liên hệ với bên Giáo Hội Rôma một cách kín đáo, nhưng giờ đây nó đang đến ngay trước cửa, và tôi nghĩ rằng nó rất quan trọng."

Stark khẳng định rằng những thay đổi trong ba năm qua - từ việc tấn phong Đức Giám mục Ma cho tới Đức Giám mục Zhang - là một sự thay đổi rất lớn, ông rất vui mừng mà nói rằng, "Tôi đã vô cùng ngạc nhiên bời điều đó.”

Đã có những tín hiệu tốt?

"Thực tế cho thấy rằng, Đảng Cộng sản hiện đang bám rễ khá sâu trong sự tăng trưởng của Kitô giáo, dưới một vài hình thức mà không thể bàn bạc trực tiếp được - nhưng tại một số ngôi làng, nhiều người trong số các nhà lãnh đạo cộng sản địa phương họ lại rất cởi mở người Công giáo, tới mức họ treo các cây thập giá trên cửa ra vào, tường phòng khách của họ, điều này hầu như không khó mà che giấu được."

"Ở trong các thành phố lớn, mọi sự đều phải kín đáo hơn, thế nhưng, vẫn có một con số khổng lồ ước tính con của của các quan chức cộng sản hiện đã là những Kitô hữu, và nếu bạn có dịp đi đến các trường đại học ưu tú của họ, thật đáng kinh ngạc, cảm giác như Kitô giáo đã phủ kín toàn bộ khu vực này, tin tôi đi, bạn không thể thấy điều tương tự ở các trường cao đẳng Công giáo của Mỹ đâu. Bạn sẽ không có được cảm giác này ở người Công giáo Notre Dame, hoặc Công giáo Texas, cái cảm giác đã làm bạn rạo rực khi đi dạo quanh Đại học Bắc Kinh."

Ông lưu ý rằng có rất nhiều giáo sư là người Công giáo, và rằng Kitô giáo hiện là thế lực mạnh nhất tại các trường đại học - nơi các thành viên tương lai của Đảng Cộng sản nước này đang học tập và nghiên cứu.

"Đây có thể là một phần của những gì đang ngầm xảy ra," Stark phân vân: "và rằng người Công giáo đang ngày càng khó chịu trước sự thật họ cứ luôn phải bị chèn ép hơn nhiều người khác."

Stark sau đó cũng lưu ý thêm rằng đây không phải là trường hợp của riêng một trong những 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc. Tại tỉnh Triết Giang, các nhà thờ đã bị buộc phải tháo gỡ Thánh Giá, và một số các nhà thờ đã bị phá hủy. Có bảy Kitô hữu được báo cũng đang bị giam giữ tại tỉnh này.

Stark cho rằng cuộc đàn áp trong tỉnh này có thể là do "người đứng đầu của tỉnh là một người cộng sản nổi loạn, ông muốn chống lại sự nới lỏng [với Kitô giáo] ở các vùng còn lại trên đất nước."

Việc nới lỏng này rất đáng chú ý - Stark nhận định rằng "toàn bộ ý niệm về vấn đề các giáo hội ngầm rất là khác thường, bởi một số giáo hội 'ngầm' cao tới bốn tầng, và có thánh giá nằm trên chóp. Chúng được gọi là ngầm chỉ trong cách hiểu rằng không có chế tài pháp lý nào được ban ra - nhưng chắc chắn họ không ngầm".

Với tất cả những thông tin mới nhất về Kitô giáo trên toàn Trung Quốc Đại lục này, Stark đã giả đoán một tỷ lệ tăng trưởng tôn giáo hàng năm là 7%. Và với tốc độ đó, sẽ có tới 150 triệu người Kitô hữu sinh sống tại Trung Quốc vào năm 2020; 295 triệu trong năm 2030; và 579 triệu vào năm 2040.

"Sự tăng trưởng có thể dừng lại: bạn không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai", Stark cho biết. "Nhưng ở với mức tăng trưởng hiện tại, sẽ có một tập hợp rất đông Kitô hữu ở Trung Quốc nhanh chóng hình thành."


Nguyễn Trí chuyển ngữ từ CNA
Tại Sao Kitô Giáo Phát Triển Nhanh Chóng Ở Trung Quốc? Reviewed by Unknown on 9/02/2015 Rating: 5 Thái Hà (01.9.2015) - Hãng tin CNA dẫn lời một nhà xã hội học nhận định, Kitô giáo đang phát triển và ngày càng lan rộng ở Trung Quốc, vớ...

Không có nhận xét nào: