Giáo Dục Thời Sản: Bạn An Có Dũng Cảm Không? - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
26 tháng 8, 2015

Giáo Dục Thời Sản: Bạn An Có Dũng Cảm Không?

Theo thế nào là dũng cảm? Theo tôi, dũng cảm là có dũng khí đương đầu với vật cản, sự chống đối và tính hiểm nguy. Tóm lại, dũng cảm là vượt qua được nỗi sợ hãi của bản thân để đạt được mục đích tốt đẹp nào đó, hoặc chỉ đơn giản là vượt qua được chính mình.

Ví dụ, bạn rất sợ lửa. Nhưng khi cháy nhà, lo an nguy cho người thân, bạn bỗng nhiên quên hết sợ hãi lao mình vào đám cháy để cứu người. Đó là lòng dũng cảm.

Hay như, khi chứng kiến vụ cướp giật ngoài phố, bản chất anh hào trong bạn vùng lên quên hết hiểm nguy có thể sảy ra đụng độ với kẻ cướp, bạn lao ra bắt cướp góp phần đẩy lùi tệ nạn trong xã hội. Đó là dũng cảm.

Tranh biếm họa của LAP.

Hoặc đơn giản nhất, bạn mắc lỗi với người khác nhưng vốn dĩ bạn lại là kẻ sĩ diện, tự cao tự đại chưa bao giờ chịu mở miệng ra xin lỗi một ai, mặc dù trong lòng bạn rất áy náy và thâm tâm không ngừng nhắc nhở bạn phải xin lỗi người ta nhưng bạn lại không thể làm được nên bạn bỏ qua, mặc kệ. Lần này thì khác, đây là người rất quan trọng đối với bạn và sự việc có vẻ rất gay go đe dọa đến mối quan hệ tốt đẹp của hai người. Bạn cân nhắc chán chê giữa được và mất khi bạn thốt lên hai từ xin lỗi. Cuối cùng, bạn đã vượt qua được lòng tự tôn thái quá để cứu vãn và giữ gìn tình cảm vốn dĩ duy hòa tốt đẹp của hai người. Đó cũng là lòng dũng cảm.

Trong cuộc sống, dũng cảm là một đức tính rất quan trọng và cần thiết, là nguồn lực gián tiếp giúp bạn thúc đẩy thành công hơn trong mọi lĩnh vực. Thế nên, việc giáo dục con trẻ trên ghế nhà trường về lòng dũng cảm là một việc làm hữu ích, cần thiết để trẻ có đầy đủ kỹ năng tự tin ứng phó với các tình huống sảy ra trong cuộc sống hàng ngày.

Nhưng việc định hướng đúng thế nào là “dũng cảm” với các em nhỏ thì các nhà giáo dục, sư phạm, biên soạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Ở trên ghế nhà trường, ngoài việc dạy cho các em biết và phát huy về lòng dũng cảm thì bên cạnh đó cần phải dạy cho các em hay về những hiểm họa khôn lường để các em biết đường phòng tránh chúng. Tránh đánh đồng trộn lẫn giữa những hiểm họa cần phòng tránh với lòng dũng cảm để vượt qua. Chúng ta không thể bỏ sót qua yếu tố này.

Tuy nhiên, mới đây, trên cuốn thực hành kỹ năng sống lớp 1 của biên giả tiến sỹ Phan quốc Việt – nhóm Tâm Việt có bài “bạn An dũng cảm” khiến chúng ta không khỏi băn khoăn. Nội dung bài học này như sau: “Cô giáo rải một thảm thủy tinh dày trước mặt cả lớp và yêu cầu các bạn đi qua đó. Cả lớp đều rất sợ hãi và An cũng vậy. Nhưng cô giáo đã động viên và hướng dẫn giúp An tự tin đi qua thảm thủy tinh, nhờ vậy mà An đi qua thảm thủy tinh một cách dễ dàng. Khi đi qua rồi, An thấy thảm thủy tinh không đáng sợ như mình nghĩ bạn và An quay lại động viên các bạn để các bạn dũng cảm như An. Cuối cùng cả lớp đều dũng cảm đi qua thảm thủy tinh.”

Sau khi bài học này được chia sể rộng rãi trên mạng xã hội thì không ít người đã thốt lên những lời kinh ngạc như phản giáo dục, phản khoa học và… ngu xuẩn nữa kèm theo lời giải thích: có nhiều “nỗi sợ” là phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ trước mối nguy hiểm: không đưa tay vào lửa. cắt dao vào tay hay dẫm lên thủy tinh,… Nó ngược hẳn với những nỗi sợ tâm lý cần phải “dũng cảm” vượt qua như sợ chuột, gián hay sợ bóng tối. Lấy việc dẫm lên thủy tinh để dạy về “dũng cảm” cho những đứa trẻ con chưa nhận thức đầy đủ (lớp 1) là hoàn toàn ngu xuẩn. Thêm vào đó việc dạy này còn mang tính ép buộc (bằng quyền lực gv và đám đông hs), gây nên nỗi khiếp sợ và đập bẹp tinh thần phản biện/phản kháng.

Con người từ khi sinh ra, kèm theo cân nặng và chiều cao phát triển theo năm tháng là xúc cảm và suy nghĩ cũng dần hình thành và phát triển mạnh mẽ, và sự sợ hãi trở thành một phần tất yếu của bản năng sinh tồn. Từ khi có cảm nhận, bản năng đã giúp con người nhận biết nỗi nguy hiểm mà sợ hãi tránh xa. Ví dụ, ta vô tình chạm vào phần dây điện hở, hoặc vật dụng nóng bỏng khi chưa kịp suy nghĩ gì thì tay đã tự khắc rụt về, sau đó, cảm giác sợ hãi mới xuất hiện. Rồi, con người mỗi lúc một lớn khôn, qua sự trải nghiệm của bản thân và chứng kiến người khác, con người tự rút ra cho mình những nỗi sợ để biết đường phòng tránh nguy hiểm là một điều hết sức tự nhiên. Như ở trên tôi đã nói, được gọi là dũng cảm khi chúng ta vượt qua được nỗi sợ hãi của của bản thân để đạt được mục đích hữu ích. Còn trong trường hợp của “bạn An” thì… “Kỹ năng gì ở đây, dũng cảm gì ở đây thì không rõ nhưng chỉ có thể là dạy trẻ em hành động ngu xuẩn mà thôi.” – một phụ huynh bật thốt lên.

Nếu những đứa trẻ học được từ bài học này sẽ trở thành những đứa trẻ liều lĩnh, làm bừa, thiếu tính cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng trước những tình huống hiểm nguy thì hậu quả sẽ vô cùng khôn lường.

Thế nên, xin nhà biên soạn cần phải phân biệt rõ thế nào là dũng cảm, thế nào là những hành động liều lĩnh để dạy các em ứng dụng vào cuộc sống một cách hữu ích hơn.

Ý kiến của Khoa Pham: Cô giáo đem ra 3 trái bom và yêu cầu các bạn cưa. Cả lớp đều rất sợ hãi và An cũng vậy. Tuy nhiên cô giáo đã động viên và hướng dẫn An tự tin cưa lấy thuốc nổ 1 cách dễ dàng. Khi cưa xong rồi An thấy không đáng sợ như mình nghĩ và An quay lại động viên các bạn để các bạn cũng dũng cảm như An. Cuối cùng cả lớp đều dũng cảm xúm vào cưa bom.

Cô giáo dẫn ra 3 chiếc wave Tàu và yêu cầu các bạn lái bốc đầu 1 bánh. Cả lớp đều rất sợ hãi và An cũng vậy. Tuy nhiên cô giáo đã động viên và hướng dẫn An tự tin bốc đầu 1 cách dễ dàng. Khi biểu diễn xong rồi An thấy không đáng sợ như mình nghĩ và An quay lại động viên các bạn để các bạn cũng dũng cảm như An. Cuối cùng cả lớp đều dũng cảm diễn bốc đầu lái 1 bánh.

Cô giáo đem ra 3 băng rôn TS-HS-VN và yêu cầu các bạn cầm đi phản đối TQ. Cả lớp đều rất sợ hãi và An cũng vậy. Tuy nhiên cô giáo đã động viên và hướng dẫn An về quyền con người và tự do ngôn luận . Khi nghe xong rồi An thấy không đáng sợ như mình nghĩ và An quay lại động viên các bạn để các bạn cũng dũng cảm như An. Cuối cùng cả lớp đều dũng cảm đi biểu tình phản đối TQ cướp đất, biển.

Khác nhau sao? Cái nào khỏi dạy cũng làm? Cái nào nên dạy con làm?


Đi trên thủy tinh đã có gì là dũng cảm? Bạn An nên cưa bom!
Lê Nguyễn
Giáo Dục Thời Sản: Bạn An Có Dũng Cảm Không? Reviewed by Unknown on 8/26/2015 Rating: 5 Theo thế nào là dũng cảm? Theo tôi, dũng cảm là có dũng khí đương đầu với vật cản, sự chống đối và tính hiểm nguy. Tóm lại, dũng cảm là ...

Không có nhận xét nào: